Khẩu Phần Ăn Cho Cún Cưng & Phốc Sóc Đen

Khẩu phần ăn cho cún cưng – mẹ Phốc sóc đen Pomeranian, và bầy con lai cún Nhật Bản.

Giới thiệu về Phốc Sóc Đen – Khẩu Phần Ăn Cho Cún Cưng:

Khẩu phần ăn cho cún cưng: giới thiệu giống Chó Phốc Sóc Đen; có nguồn gốc xuất xứ từ vùng đất Pomeranian, thuộc Trung Âu ngày xưa; nay là Tây Bắc Ba Lan và Đông Bắc Đức.

Chó Phốc sóc, hay chó Fox sóc (có tên tiếng Anh là Pomeranian, gọi tắt là Pom); là giống chó nhỏ bé, có ngoại hình siêu đáng yêu. Chúng có nguồn gốc xuất xứ từ Châu Âu, và là loài thú cưng được ưa chuộng trên toàn Thế Giới.

Phốc Sóc Đen có những cú chạy rất nhanh – một phụ nữ nói chuyện với tôi; tại công viên Tao Phùng (chiều 11-Dec-2019), khen con Sóc Đen của tôi chạy nhanh lắm; không có con nào chạy bằng nó.

Sở thích & đặc điểm ăn uống của Sóc Đen

Phốc Sóc Đen thân thiện với tất cả mọi người, nhiệt tình giao lưu; nó thích trẻ em, thấy em bé là nó sấn lại ôm xoắn xít. Dù đang đi đang ngồi trên xe hay đang nghỉ ngơi; mà thấy chó khác là nó sủa inh ỏi rất thích (dù xe đang chạy).

Phốc Sóc Đen rất thích được ngồi trên xe chở đi chơi, hay dẫn đi dạo bộ thể dục. Về ăn uống, Sóc đen nhai từng hạt cơm giống như cách ăn của loài sóc; nên bữa ăn của nó rất lâu (hết khoảng 10 phút); trong khi cún nhật ăn chỉ từ 3 – 5 phút là xong bữa ăn. Sóc đen thích ăn từng miếng nhỏ, chứ để miếng lớn thì có phần khó ăn. Ngoài ra, Sóc đen cũng thích ăn quẹt nồi. Chính vì bữa ăn kéo dài như vậy, nên nhà nuôi Sóc đen chung với những cún khác; thì phải canh chừng chứ không cún khác chúng giành mất bữa ăn của Sóc Đen.

Lưu ý: Không nên để Phốc Sóc Đen tự ý đi ra đường 1 mình; vì tính lăng xăng của nó có thể bị tai nạn giao thông ngay tức khắc.

Bạn này là Sóc Khoang (đực), con của mẹ Phốc Sóc Đen (lai với cha Nhật).

Đặc điểm thời tiết và sinh lý, ảnh hưởng đến khẩu phần ăn cho cún cưng; Phốc Sóc Đen, cún Nhật và chó cảnh nói chung

Khẩu phần ăn cho cún cưng: Bữa ăn tiêu chuẩn bình thường của Phốc sóc Đen & cún lai Nhật; chế độ 3 bữa theo chủ (tuỳ theo từng chủ có thể khác nhau); sáng khoảng 1,5 muỗng cơm người lớn, trưa 1/2 chén cơm; chiều tối 2/3 chén cơm kèm với thức ăn (sáng cho ăn khô hoặc có nước canh, trưa và tối có thêm nước canh).

Sự thay đổi thời tiết và quá trình điều chỉnh sinh lý sẽ ảnh hưởng đến chế độ ăn hàng ngày

Khi thời tiết thay đổi, sinh lý thay đổi; cún nói chung sẽ ăn ít hơn hoặc nhiều hơn. Khi thời tiết chuyển từ nóng nực sang mưa, mát, lạnh; cún sẽ ăn nhiều hơn 1 chút.

Ngược lại, khi thời tiết chuyển qua nóng nực, cún sẽ ăn ít đi. Khi cho con bú cún sẽ ăn gấp 3 lần, để cung cấp đủ sữa cho con bú. Tương tự như vậy, khi sinh lý cún thay đổi từ bình thường sang cực đoan, hoặc ngược lại; cũng ảnh hưởng lên khẩu phần ăn.

Chủ nuôi, căn cứ vào sự giảm ăn (hoặc tăng ăn) của cún; mà cứ mỗi ngày sẽ bớt (hoặc thêm) khẩu phần ăn tương xứng; hành vi điều chỉnh khẩu phần của chủ nuôi, luôn đi sau sự thay đổi của cún; cho đến khi cún ăn bình thường trở lại.

Hiểu về đặc điểm nói trên, chủ nuôi sẽ không bao giờ nói thú cưng kén ăn nữa.

Bạn Sóc Khoang

Có 03 cách đơn giản, để kích thích cho cún ăn ngon:

Tắm cho cún cưng, cún cưng sẽ đòi ăn uống ngay.

Khi thời tiết nóng nực, cún sẽ mệt mỏi, chán ăn (có khi đến mức nhịn ăn cả tuần).

Chủ nuôi hãy tắm cho cún, những lần tắm đầu tiên, cún cưng thường cự nự; nhưng sau khi tắm, nó cảm thấy khoan khoái & rất thích.

Nên tắm cho cún bằng loại dầu tắm, dầu gội như Rejoice, Lifebuoy, …vv; mới đủ độ nhờn cho bộ lông.

Không nên dùng sữa tắm, vì loại này chỉ dùng cho da; nên nó không đủ độ nhờn cho bộ lông của cún.

Sau khi tắm, chủ nuôi làm động tác & hô 1, 2,3… cho cún đi lùi lại, nó sẽ rùng mình và lắc mạnh; làm vài lần như vậy cún sẽ khô ngay.

Sau khi tắm, cún cưng được mát mẽ, cơ thể hạ nhiệt; điều đó có thể khiến nó thèm ăn, đòi ăn & ăn mạnh ngay sau đó.

Cho cún tăng cường vận động thể chất.

Mỗi sáng sớm bình minh, hoặc chiều hoàng hôn; chủ nuôi nên dẫn cún cưng đi dạo, đi tập thể dục.

Đi ra ngoài vận động, cún sẽ phóng uế, đào thải dễ dàng; tiêu hao năng lượng, khí huyết lưu thông; việc trao đội chất sẽ liên tục và thông suốt, … Điều này sẽ kích thích cún ăn mạnh hơn.

Ngoài ra, nó sẽ đạt được mục tiêu kép; là sự vận động, cũng làm cho sức khoẻ của chủ nuôi được cải thiện, tăng cường mạnh mẽ hơn so với những người không luyện tập thể dục.

Chú ý: khi tham gia giao thông, chủ nuôi cần đi đúng Luật lệ về giao thông; để cho cún tập theo; có thể dùng dây, để dắt cún đi qua những chỗ khó; cảnh giới và phòng chống chỗ có chó dữ hai bên đường; để bảo vệ cún cưng.

Làm thức ăn đặc chủng cho cún cưng.

Có khá nhiều loại, nhiều cách làm thức ăn đặc chủng cho cún cưng. Ở đây, mình giới thiệu một cách làm món ăn đơn giản cho cún như sau:

Bạn mua chim cút (loại bán ngoài chợ, đã làm sạch lông; nhưng còn nguyên con). Bạn mang chim cút này về nhà làm, bạn lấy bộ lòng bỏ vào nồi nhỏ (nồi đất nhỏ là tốt nhất). Cái mề (bao tử cút), bạn khứa nhẹ; sao cho bạn có thể lấy được nguyên cái bọc lụa bên trong.

Bạn lấy cái bọc lụa này nấu chung với bộ lòng chim cút và một ít nước. Khi nước vừa cạn, có mùi sém sém thơm; thì bạn nhấc nồi ra khỏi bếp (dừng để nó bị cháy khét).

Bạn trộn món này với cơm, nước canh; thì món này sẽ trở thành món ăn đặc chủng của cún cưng đấy.

Chú ý:

Tất cả thực phẩm như cá, chim cút, …vv; bạn nên mang về làm tại nhà, có nước nôi đầy đủ sạch sẽ. Bạn không nên làm tại chợ, do thiếu nước rửa và mất vệ sinh; mà những phụ phẩm khoái khẩu của cún (như bao tử cá, ruột chim cút, ruột gà, vv;) thì người bán hàng, khi làm họ sẽ vứt bỏ hết.

Công cụ để làm thực phẩm trên, thì bạn chỉ cần một cái kéo; là làm được hết.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sáng tạo thêm các món ăn đặc chủng khác cho cún cưng của bạn nhé.

Điều chỉnh khẩu phần ăn khi cún giảm ăn

Khẩu phần ăn cho cún cưng: Cún cái (như Phốc Sóc Đen hoặc cún Vàng lai Nhật); sau khi tách khỏi bầy cún con, cún cái sẽ tiết chế giảm ăn từ từ kết hợp với quá trình rụng lông (thay lông); quá trình này có thể kéo dài 2 – 3 tháng. Khi cún giảm ăn, chủ nuôi theo dõi để cứ mỗi ngày thì bớt khẩu phần ăn giảm đi một ít (cho đến giai đoạn đáy thì chỉ cần cho ăn cầm hơi thôi). Ví dụ giai đoạn đáy: sáng 2 – 3 muỗng cà phê cơm, trưa khoảng 1,5 muỗng cơm người lớn; chiều tối khoảng 2 muỗng cơm người lớn (thức ăn cũng giảm tương ứng đồng đều theo cơm); cho đến khi nó ăn được trở lại thì tăng khẩu phần tăng từ từ cho đến chuẩn bình thường.

Điều chỉnh khẩu phần ăn khi cún cho con bú, và sau khi tách khỏi bầy con.

Cún giảm ăn, nhịn ăn từ 1 tuần đến 2 tuần là bình thường (vì năng lượng dự trữ nó đáp ứng được). Sóc Đen lúc trưởng thành khoảng 4 kg, khi Sóc đen sinh đẻ nuôi con nó ăn gấp 3 lần, thể trọng tăng lên khoảng 4,5 – 5,5 kg. Sau tách bầy con, nó tiết chế giảm ăn từ từ, rụng lông, thay lông; chủ nuôi cũng giảm khẩu phần từ từ cho đến khi trọng lượng nó giảm về chuẩn khoảng 4 kg. Giai đoạn đáy này thì áp dụng sáng 2- 3 muỗng cà phê cơm, trưa 1 muỗng cơm người lớn; chiều 1,5 muỗng cơm người lớn mà có thể nó cũng không ăn hết (thức ăn cũng giảm tương ứng; chứ cứ dùng thức ăn nhiều cho cún sẽ làm cho cún kén chọn về sau).

Khẩu phần ăn cho cún cưng – trong quá trình sinh sản, sự ăn nhau thai là cần thiết đối với cún mẹ

Sóc Đen (cái) nói riêng, và chó cảnh (cái) nói chung – chúng vẫn ăn tiêu chuẩn bình thường khi mang bầu. Khi mang bầu được khoảng 10 – 20 ngày (tuỳ từng con), cún cái cảm thấy no trướng bụng; nên có khi nó còn giảm lượng ăn để điều hoà sự giản nở của khoang bụng phát triển từ từ. – Khi đó, chủ nuôi cần chú ý cho ăn thức ăn ít nhưng mà bổ dưỡng hơn.

Cún mẹ ăn nhau thai do bản năng tự nhiên & di truyền để lại

Ngay khi đẻ, tất cả các cún mẹ sẽ ăn nhau thai; – đây là một bản năng sinh tồn tự nhiên của các loài động vật có vú; từ trâu, bò… đến chó, mèo…. Sở dĩ, chúng phải ăn nhau thai; vì đó là nguồn chất dinh dưỡng quý giá trong thời gian sau sinh nở; – chúng chưa thể đi kiếm ăn bên ngoài được (trong môi trường tự nhiên, và do di truyền để lại). Cún cái ăn mạnh gấp 3 – 4 lần khi cho con bú (sau đẻ từ 5 – 10 ngày – Tuỳ từng con; và tuỳ dưỡng chất dinh dưỡng từ nhau thai đã cung cấp cho nó). Sau khi tách khỏi bầy con, chủ nuôi và cún đều tham gia vào quá trình tiết chế giảm khẩu phần ăn hàng ngày; (cứ mỗi ngày giảm một ít, từ từ – đừng có thay đổi quá nhanh và đột ngột).

Nấu cháo đậu xanh, thịt chim cút bằm, chuẩn bị cho bữa ăn đầu tiên của cún mẹ (cún Vàng) sau khi sinh con (lứa thứ 2).

Nấu cháo cho cún mẹ khi sinh nở

Ngay sau khi sinh con, cún mẹ ăn nhau thai, nên nó chưa ăn cơm (cháo) liền. Tuỳ từng con, có cún mẹ sẽ ăn trong ngày; hoặc qua ngày sau mới ăn.

Chủ nuôi cần nấu cháo cho cún mẹ ăn, thời gian kéo dài trong khoảng hơn 1 tháng. Thành phần cháo gồm: gạo, thịt (hoặc cá), đậu xanh cà; rau các loại (rau cải, bắp cải, cải cúc, …, bầu, bí mướp, đu đủ, cà rốt, đậu cu ve, …); và cho thêm một ít dầu ăn vào nồi cháo. Đủ thành phần này, cún mẹ sẽ cung cấp dưỡng chất đầy đủ cho cún con; giúp cún con nhanh lớn, nhanh khôn, ít bệnh tật.

Rau thì chủ nuôi sắc cho thật nhỏ, rồi bỏ chung vào nồi cháo nấu cho thật mềm.

Bữa ăn đầu tiên của cún mẹ (cún Vàng) sau khi sinh con (lứa thứ 2).

Nguyên lý cho thú cưng ăn rau, củ, quả các loại

Mọi người thường thấy, trước đây vài chục năm, chủ nuôi thường cho cún ăn thức ăn lấy từ nồi cám heo.

Cún mà ăn thêm được rau thì nó mới thuần và khôn hơn. Sở dĩ nồi cám heo đầy rau, mà cún ăn được; là do rau đã được nấu mềm.

Từ đó, rút ra 1 bí quyết là, tất cả các loại rau được sắc nhỏ, nấu mềm thì cún sẽ ăn được.

Cún không ăn được loại rau nào? rau mà dai như rẻ rách, gây dính răng là cún không ăn được. Rau mà cứng, giòn thì cún cũng không ăn được. Ví dụ: bắp cải sào giòn thì cún không ăn được. Nhưng bắp cải sắc nhỏ rồi sào mềm thì cún ăn được.

Những lúc cún kén ăn, thì chỉ cần sắc nhỏ 1 cọng rau là đủ khẩu phần rau cho cún cưng rồi. Ngoài ra, phải cho cún ăn nước canh hàng ngày để cung cấp dưỡng chất từ rau cho cún.

Vì sao gọi là chó cảnh

Cún được xếp vào diện chó cảnh, có thể theo 3 yếu tố sau:

  • Cá tính thân thiện với mọi người.
  • Quá trình tự điều tiết tăng khẩu phần ăn hoặc giảm khẩu phần ăn, giúp cún duy trì được thể hình gọn, đẹp; – giữ được eo, làm eo tròn trịa hơn.
  • Quá trình rụng lông và thay lông mới theo định kỳ, giúp cho cún luôn khoác lên mình bộ lông mới, bóng đẹp hơn; trông trẻ mãi không già. Chủ nuôi cần cho ăn thêm trứng, vì lòng đỏ trứng có tác dụng làm mượt lông, nuôi dưỡng lông cún.

Cún Vàng bên hoa cỏ dừa, biển Vũng Tàu; khi đang nuôi lứa con đầu tiên.

Sự thay lông của Phốc Sóc Đen (cái)

– Phốc Sóc Đen cái có bộ lông dày và dài, sau khi đẻ và tách khỏi bầy con khoảng 1 tháng; thì nó bắt đầu rụng lông dài. Khi phát hiện rụng lông dài thường xuyên, chủ nuôi chỉ cần dùng lược chải ngược 1 lần là thu gom hết lông rụng rất sạch sẽ. Chú ý: phốc Sóc Đen mà dùng lược chải xuôi thì giống như nước đổ lá khoai. Sự thay lông của Phốc Sóc Đen diễn ra trong quá trình tiết chế giảm ăn của cún.

Sự thay lông của cún Vàng lai Nhật (cái)

Cún Vàng lai Nhật (cái) có bộ lông dày, khi trưởng thành được khoảng 8 tháng tuổi; thì có những cún cái bắt đầu rụng lông và thay lông gần 100 % (nhìn thấy bộ lông sơ sác).

Quá trình này diễn ra đồng thời với giai đoạn bắt đầu động dục. Nếu chưa cho sinh sản, cứ khoảng 6 tháng nó thay lông một lần (với tỷ lệ giảm dần 80 %, 60 %, 50 %, 40 %, 30%…); tương ứng với mỗi lần kế tiếp, và ứng với chu kỳ động dục.

So sánh sự thay lông giữa cún Cái Và cún đực.

Sau mỗi lần thay lông, cún cái lại có bộ lông mới đẹp hơn – nên nó cứ trẻ mãi không già; khiến cho 5 – 6 năm sau, mọi người nhìn nó vẫn thốt lên cún dễ thương quá! Trong khi cún đực, dù đẹp cũng không bao giờ nhận được lời khen này.

Định kỳ, khi Cún Vàng lai Nhật (cái) tiết chế giảm ăn, thì lúc đó cũng mở đầu cho quá trình rụng lông & thay lông.

Cún Vàng lai Nhật (đực) thì rụng lông và thay lông tỷ lệ ít hơn cún cái. Mức độ thay lông của cún đực và cún cái gần như nhau, nhưng cún đực không thay lông tập chung như cún cá; mà nó rải đều cả năm, nên nhiều người ngộ nhận là cún đực ít rụng lông hơn cún cái.

Bà nội Cún Vàng đến thăm hỏi con dâu và bầy cháu nội.

Khẩu phần ăn cho cún cưng – ghi chú

Nội dung trên đây, được biên soạn từ kinh nghiệm thực tế nuôi bò, nuôi chó cảnh: Phốc Sóc Đen cái; cún lai Nhật cái & đực của chính tác giả; – dựa trên tư liệu ghi nhật ký về nghệ thuật chăm sóc & huấn luyện thú cưng.

Views: 0